Tình huống sinh lý tuần hoàn
Cùng với sự phát triển của y học nói chung, sinh lý học tuần hoàn cũng có những tiến bộ vượt bậc với những khái niệm sâu sắc hơn và giải thích các vấn đề sinh lý rõ ràng hơn. Mô hình phù hợp để nghiên cứu sinh lý tuần hoàn đó là tâm thất được “mồi” bởi một lượng tiền gánh để tạo ra một công áp lực (pressure work). Công áp lực từ tâm thất sẽ trở thành công lưu lượng trong động mạch chủ và thân động mạch phổi. Lưu lượng tuần hoàn trong các đại động mạch sẽ được phân bố trong giường mạch máu để tối ưu hóa quá trình chuyển hóa trong tuần hoàn hệ thống và quá trình oxy hóa ở tuần hoàn phổi. Bạn đang xem: Tình huống sinh lý tuần hoàn
Trong bài viết dưới đây Nhà thuốc Ngọc Anh xin gửi đến quý bạn đọc tóm tắt những khái niệm cập nhật liên quan một số quá trình sinh lý tuần hoàn và huyết động học lâm sàng chính yếu và tập trung phân tích cách thức mà công áp lực trong tâm thất chuyển thành công lưu lượng trong các đại động mạch; khái niệm về sự cặp đôi giữa tâm thất và mạch máu. Các vấn đề liên quan đến sự phân bố của lưu lượng trong nội tại mỗi hệ đại tuần hoàn và hệ tiểu tuần hoàn, phân bố giữa hai hệ tuần hoàn, các yếu tố góp phần quyết định lưu lượng tuần hoàn phổi. Chương sách cũng đề cập đến hoạt động của hệ tim mạch liên quan đến hoạt động chuyển hóa hệ thống, tuần hoàn thai nhi, tuần hoàn sơ sinh và các tuần hoàn chuyển tiếp.
CHỨC NĂNG TÂM THẤT
Việc mô tả chính xác chức năng tim, nhu cầu chuyển hóa của tim cũng như sự hoạt động của tim với hệ mạch máu là nền tảng cho hiểu biết về sinh lý và sinh lý bệnh của hệ tim mạch. Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, chúng ta mới chỉ giới hạn đến việc ước lượng áp lực tâm thu, áp lực cuối tâm trương thất trái hoặc các phép đo đánh giá sự biến đổi về thể tích (phân suất tống máu). Trên thực tế, các thăm dò hình ảnh không xâm lấn như siêu âm tim hay cộng hưởng từ đã đánh giá được chức năng tim sâu hơn trên những khía cạnh khác nhau.
Chu chuyển tim
Công trình kinh điển của Wiggers đánh giá những thay đổi tạm thời về áp lực và thể tích tâm thất trong các giai đoạn của chu chuyển tim vẫn đóng vai trò nền tảng để hiểu về chức năng tâm thất. Để đơn giản hóa, chu chuyển tim được chia thành các giai đoạn theo mô hình của Wiggers. Tuy vậy, trong thực tế giữa các giai đoạn luôn có sự giao thoa và các hiện tượng sinh lý xảy ra trong thời điểm giao thoa này. Trong các trạng thái bệnh lý có thể xảy ra sự mất phối hợp về chức năng trong tim.

Kết hợp áp lực mao mạch phổi bít (hoặc nhĩ trái) và áp lực thất trái
Mục đích của sự kết hợp này là để chẩn đoán hẹp van hai lá. Ngoài ra, đo đồng thời áp lực thất trái và áp lực mao mạch phổi bít (LV-PCWP) cần thực hiện để xác định kích thước lỗ van hai lá ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán hẹp van hai lá. Bình thường, không có chênh áp giữa áp lực mao mạch phổi bít (PCWP) và áp lực cuối tâm trương thất trái (LVEDP).
Kết hợp áp lực trung tâm động mạch chủ (động mạch đùi) và áp lực thất trái
Đo đồng thời áp lực thất trái và áp lực trung tâm động mạch chủ được thực hiện trong các trường hợp hẹp động mạch chủ đã biết hoặc nghi ngờ hẹp động mạch chủ, đây là phương pháp xác định chênh áp qua van cần thiết để ước tính diện tích van.
Thông thường, sẽ đo áp lực đồng thời thất trái và động mạch đùi. Tuy nhiên, có khác biệt giữa áp lực trung tâm động mạch chủ và áp lực động mạch đùi. Sự khác nhau này bao gồm khuếch đại ngoại biên làm cho áp lực ở động mạch đùi cao hơn áp lực trung tâm động mạch chủ và trường hợp bệnh động mạch ngoại biên, huyết khối catheter hoặc xoắn động mạch đùi làm cho áp lực trung tâm động mạch chủ cao hơn áp lực động mạch đùi.
Tài liệu tham khảo
1.Guyton and Hall Textbook of Medical Physiology, 13th edition, Elsevier,
2. Moss and Adams’ Heart disease in Infants, Children and Adolescents, 9th edition, Wolters
3. Ragosta M. Normal Waveforms, Artifacts, and Pitfalls. Textbook of Clinical Hemodynamics. Saunders Elsevier, 2008:16-37.
4. Oishi P, Teitel DF, Hoffman JI, Fineman JR. Cardiovascular Physiology. Roger’s Textbook of Pediatric Intensive Care, 4th Edition. Mosby,
5. Courtois M, Fattal PG, Kovacs SJ, et al. Anatomically and physiologically based reference level for measurement of intracardiac pressures. Circulation 1995; 92:1994-2000.
Xem thêm: Top 5 Thuốc Hỗ Trợ Sinh Lý Nữ Giới Từ Thảo Dược Hiệu Quả, Phụ Nữ Yếu Sinh Lý Nên Dùng Thuốc Gì
6. Brown LK, Kahl FR, Link KM, et al. Anatomic landmarks for use when measuring intracardiac pressure with fluid filled catheters. Am J Cardiol 2000; 86:121-124.
7. Swan HJ. The Swan-Ganz catheter. Dis Mon 1991; 37:509-543.
8. Jenkins BS, Bradley RD, Branthwaite MA. Evaluation of pulmonary arterial end-diastolic pressure as an indirect estimate of left atrial mean pressure. Circulation 1970; 42: 75-78.
9. Sharkey Beyond the wedge: Clinical physiology and the Swan-Ganz catheter. Am J Med 1987; 83:111-122.
10. Walston A, Kendall ME. Comparison of pulmonary wedge and left atrial pressure in man. Am Heart J 1973; 86:159-164.
11. Summerhill EM, Baram M. Principles of pulmonary artery catheterization in the critically ill. Lung 2005; 183: 209-219.
12. Haskell RJ, French Accuracy of left atrial and pulmonary artery wedge pressure in pure mitral regurgitation in predicting left ventricular end- diastolic pressure. Am J Cardiol 1988; 61:136-141.
13. Kern MJ, Christopher Hemodynamic rounds series II: The LVEDP. Cathet Cardiovasc Diagn 1998; 44: 70-74.