Tâm lý của sinh viên năm cuối

     

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.76 KB, 9 trang )


Bạn đang xem: Tâm lý của sinh viên năm cuối

GÓC NHỎ TÂM SỰTrong căn phòng trọ nhỏ, tiếng hát ở đâu vang lên:“ Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo khái mỗi ngày.Quê hương là đường đi họcCon về rợp bóng vàng bay.Quê hương là con diều biếtTuổi thơ con thả trên đồng.Quê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sông…”Tiếng hát ấy, khiến tôi thựng lại và lắng nghe một cách say sưa như vừa có một lực hút nào đó, nó khôngphải là lực hút nam châm, hay lực hút của trái đất mà là lực hút bởi sự rung động, khiến tôi phải bỏ dởcông việc đang làm mà ngồi nghe theo tiếng hát của chàng trai đối diện phòng. Kết thúc bài hát, tôi mỉmcười một mình: “Sao mà mê trai thế nhỉ”?. Thế nhưng, bài hát đó đã khiến tôi giật mình nhận ra rằng:“Ôi! Đã gần 4 năm xa nhà để đi học rồi ư”? Thời gian sao mà nhanh quá, mới ngày nào tôi còn là một tânsinh viên, giờ đã năm cuối.Nghĩ tới đó, tôi bước vào phòng đầy tâmtrạng, không biết vui nhiều hơn hay lolắng nhiều hơn. Nghĩ tới đây sao lòng tôinặng trĩu, đáng lẽ ra tôi phải vui mừng vìsắp được ra trường để bước vào một conđường tương lai mới đang chờ mình phíatrước, nhưng không hiểu sao nước mắttôi tràn ra, rồi tự hỏi: “ Sao màylại khóc”? Chưa định hình chomình câu trả lời, thì những kí ứclại ùa về trong tôi, nó có thể lànhững kí ức đẹp, cũng có thể lànhững nỗi buồn còn đọng lại.
.Với mỗi người sinh ra không có quyền được chọn bố mẹ cũng như hoàn cảnh của mình. Nó là định mệnhgắn liền với mỗi chúng ta. Với tôi cũng vậy, bố mẹ là người tôi yêu thương nhất, người đã lo lắng cho tôitất cả, dù rằng sự quan tâm ấy không thể nào đáp ứng đầy đủ cho tôi như những gia đình khác. Bởi nhàtôi không khá giả, dư ăn dư để như người ta. Vì vậy, hằng ngày bố và mẹ thức dậy cùng với tiếng gà gáyđể chuẩn bị mọi thử ra đồng kiếm cái ăn cái mặc cho bốn anh em tôi. Sự vất vả của bố mẹ là vậy, tôithấu hiểu được phần nào. Nhiều lúc tự nhủ : Phải học thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ, và cũng ý thứcđược trách nhiệm bản thân càng phải cố gắng hơn nữa , hai người anh trai vì điều kiện kinh tế đã nghỉchừng việc học. Nhận thức được điều đó, tôi đã học và học.Rồi thời gian cũng trôi qua, tôi bước vào lớp chín cũng là năm cuối cấp hai rồi, thầy cô cũng đưa ra lờikhuyên cho những đứa học sinh chúng tôi chọn trường tùy thuộc vào khả năng của bản thân. Không chỉvậy, chúng tôi còn được hỏi về ước mơ sau này, những đứa bạn tôi trả lời một cách hồn nhiên, đứa làmbác sĩ do ba là bác sĩ, đứa làm giáo viên do mẹ là giáo viên. Thế rồi đến lượt tôi, bố mẹ tôi không là giáovên mà cũng không là bác sĩ, chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn nhưng tôi mỉm cười và trảlời cô một cách dỏng dạt: “Em muốn làm luật sư! ”, ai cũng trố mắt nhìn tôi và cười thật to, bởi lẽ chúngbạn nghĩ luật sư là một cái nghề cao thượng lắm, nên nghĩ tôi không đủ sức mà còn leo cao. Nhữngtiếng cười giòn giã ấy tan biến khi cô hỏi tôi: “Tại sao em muốn làm luật sự “? Với tôi bây giờ đó chỉ là sựthích thú , tôi thích bộ đồ, cái mũ của luật sư hay nói một cách đúng hơn là cái phong thái của họ trongphim nước ngoài. Lý do đơn giản chỉ vậy thôi, chứ lúc đó có biết gì nhiều về luật sư hay thẩm phán gìđâu? Nhưng chính từ đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu và bắt đầu tập trung vào khối học chính ở cấp phổthông là văn, sử, địa để theo đuổi ước mơ đó.Và thấm thoát 3 năm cấp 3 trôi qua, thời khắc quan trọng nhất cũng đã đến, là việc tốt nghiệp và làm hồsơ thì vào đại học. Ươc mơ vào đại học không chỉ của riêng tôi mà là của tất cả các học sinh. Ngày làm hồsơ cả căn phòng học nhốn nháo và rộn hẳn lên khi các bạn tôi tập trung vào việc làm hồ sơ, còn tôi thìngồi im lặng vào góc bàn suy nghĩ, trên tay cầm hai bộ hồ sơ, nguyện vọng là sẽ học luật và giáo viên dạyđịa. Nhưng không hiểu sao lúc đó, tôi chỉ muốn học luật mà thôi, mà cũng không biết là nên học ở đâu.Bởi lẽ, tôi nghĩ nếu Sài Gòn thì điều kiện kinh tế của gia đình không đủ, còn Huế thì tôi lại càng không
lòng và tủi thân, nhưng thôi không sao tôi nghĩ mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn. Thế là xe đến tôi vội ôm mẹvà chào trước khi đi, mẹ đã bật khóc và dặn dò đủ thứ. Qủa thật, lần đầu tiên xa nhà một mình đến vớinơi chưa bao giờ biết, lòng tôi cảm thấy hoang mang lo sợ. Nhưng chẳng sao, lên xe tôi khò một giấc đãtới nơi. Trong lúc ấy, tôi nghĩ thành phố Đà Lạt chắc sẽ nhộn nhịp , ồn ào như các thành phố khác.Nhưng không, trái ngược hoàn toàn những gì tôi nghĩ, Đà Lạt trước mắt tôi thật bình yên đến kì lạ,không ồn ào nhộn nhịp,mà kèm theo là khí trời se lạnh, với phong cảnh bình dị.Ngay lần đầu tiên đặtchân đến tôi đã thích cáithành phố này, nó cũngmột phần động lực thôithúc tôi cố gắng trongcác ngày thi sắp tới. Những ngày thi trôi qua, tôi tưởng mình chắc rớt thật rồi vì tôi làm bài không tốtlắm. Càng buồn hơn khi chị hai con bà gì báo tin cho tôi là đã rớt đại học rồi, chỉ được 13 điểm thôi, tôikhóc một trận như mưa, với tôi mọi thứ xung quanh giờ đây chỉ là màu đen, bầu trời như sập xuống đếnnơi, tôi buồn bã khóc đến sưng cả mắt. Ai ngờ ngày hôm sau, tiếng chuông điện thoại reo lên, thì ra chịhai lại gọi tôi nữa, tôi cầm máy giọng buồn buồn, thì phía đầu dây bên kia hét toán lên: Khóc gì mà khóc,lo mà chuẩn bị mọi thứ rồi vào mà học đi, đậu rồi đó, được 20 điểm. Vừa dứt lời, tôi nhảy thót lên, tôikhông tin là sự thật, tôi cố hỏi lại để xác minh thì ra đó là sự thật rồi, tôi chạy ra đồng để báo tin cho mẹ,đang làm nhưng nghe tin con đậu đại học, mẹ tôi vui lắm, nhưng không hiểu sao đột nhiên đôi mắt mẹcó cái gì đó man mác buồn. Tôi hỏi: Uả mẹ bị sao vậy, con đậu đại học mà sao mẹ buồn thế kia?Mẹ không trả lời mà hai dòng nước mắt rơi xuống vạt áo đã bạc màu và toàn là bùn đất. Giờ thì tôi hiểuchuyện gì đã xảy ra. Rồi mẹ nói trong nước mắt: Ngày con đi thi mẹ đã dặn, nếu con mà không đậu thì sẽchết với mẹ, giờ con đậu rồi thì mẹ chết với con. Giờ tiền đâu để con đi học đây, thật sự trong nhà giờchẳng có gì giá trị mà bán cho con đi học nữa.” Nghe mẹ nói tới đây, tôi cũng không thể nào giấu nhữnggiọt nước mắt được nữa, tôi khóc vì hoàn cảnh, tôi khóc vì phận tôi, lúc này tôi ước gì được sinh ra trong
một gia đình giàu có hơn, nếu như vậy sẽ có tiền cho tôi đi học. Thế rồi, tôi l ặng lẽ ra về, nghĩ rằng mọicố gắng của tôi cũng chỉ dừng lại ở đây mà thôi.Thế nhưng , với tôi mẹ là người có thể chịu cực khổ để lo cho con mình theo đuổi ước mơ. Tuy mẹ nóira với tôi như thế, nhưng mẹ sẵn sàng bương chải mọi nơi để lo cho tôi. Đúng thế, có ai ở trong hoàncảnh thì mới hiểu được, bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Càng nhắc lại, thì nước mắt tôi khôngthể không rơi vì mẹ. Bởi lẽ, mẹ người phải chịu đựng mọi thứ vì con cái. Chẳng hạn như anh hai tôi,người khiến mọi người trong nhà đều lo cho anh, vì anh sinh ra đã không được bình thường như baongười khác, có những lần anh không làm chủ được bản thân, vì tinh thần anh không ổn định có lúc ngườikhác chọc anh thì anh đánh người ta đến trọng thương, những lúc như thế mẹ phải bán từng bao lúa đểmua thuốc than trả tiền viện phí cho họ, trong khi đó cả nhà chẳng có gì ăn, lúc đó lại là mẹ chạy vạy đầuni, đầu kia để mượn vay chỗ ít lo cho cái gia đình nhỏ này. Thế nhưng mẹ càng khổ hơn, khi bố tôi – mộtngười lúc bình thường thì rất hiền lành, nhưng những lúc say thì mọi thứ đều đổ lên đầu mẹ tôi, thậmchí có những lúc đánh mẹ chảy cả máu. Trong những hoàn cảnh ấy, tôi không biết làm gì ngoài van xinbố, thế đó nhưng khi tỉnh lại thì bố là một người hoàn toàn khác. Chính vì vậy, mà mẹ mới có thể chịuđựng bố mấy chục năm trời trôi qua. Đối với tôi, mẹ là người tuyệt vời nhất trên thế gian này.Để tôi theo đuổi ước mơ, tôi nhớ như in ngày ấy, để chuẩn bị cho tôi vào nhập học, trong nhà chẳng còngì ngoài những bao lúa, mẹ cũng bán hết nhưng chỉ được 8 trăm nghìn, thế là mẹ lại chạy đi vay họ hàng,người ta cũng không có tiền mà chỉ còn 5 phân vàng cho mẹ mượn, rồi về mẹ đưa tôi đi cùng để đổi ratiền cho con cầm đi học. Sợ đi đường một mình người ta cướp giật, mẹ đã dặn dò cất kĩ cho tôi. Mẹ tôilà vậy, dù khó khăn là thế, nhưng không bao giờ để con cái phải chịu khổ.Tôi không biết rằng trên đấtnước này, ai có được người mẹ như tôi không? Nhưng với tôi, mẹ còn hơn cả phật sống. Tôi rất vui vàhạnh phúc vì thế giới này đã mang mẹ đến với tôiVới sự quan tâm và chăm lo của mẹ và gia đình, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình, trở thành côsinh viên luật của trường Đại học Đà Lạt. Với những ngày đầu sinh viên xa bố mẹ, anh chị em, tôi tin chắcai cũng nhớ nhà như tôi. Đà Lạt, thành phố buồn quả thật không sai. Những ngày nắng ráo bầu trờiquang đãng thì phong cảnh thật bình yên và thú vị. Nhưng trái lại những ngày nào trời đỗ cơn mưa, thìlòng người cũng quạnh lại, co thắt như những hạt mưa nẵng trĩu ngoài trời đầy tâm trạng.Nhất là nỗinhớ xa quê, chiều lại tôi nhìn qua cửa sổ, nỗi nhớ kèm theo sự cô đơn nơi đất khách càng làm cho lòng
người buồn hơn.Nhưng nỗi buồn nào cũng qua, may mắn với tôi khi gặp được những người bạn cùng chia sẻ với tôinhững niềm vui nỗi buồn.Người ta nói cuộc đời đẹp nhất là thời sinh viên, quả thật không sai. Với tôithời sinh viên với bao nhiêu là kỉ niệm, niềm vui cũng nhiều mà nỗi buồn cũng không ít.Ai cũng vậy, đã là sinh viên thì việc trang trải cuộc sống hàng tháng là điều khổ tâm nhất. Chính vì vậy,ngoài tiền hàng tháng bố mẹ gửi để đóng trọ, ăn uống thì tôi và một số người bạn phải tìm thêm côngviệc kiếm thêm thu nhập để sắm sửa cho mình. Vì vậy, ở đâu có công việc mà trúng ngày rảnh là chúngtôi lại rủ nhau đi làm, chẳng hạn như bưng bê trong nhà hàng, làm hoa, làm quán ăn ….Vui nhất là đi háicà phê, chúng tôi hoá thân thành những cô, chú nông dân thực thụ, lên rẫy từ mờ sớm, trên vai vác theonhưng cái gùi dưới khí trời se lạnh, những lúc giải lao tranh thủ tìm kiếm xung quanh những củ mì đốtlửa và nướng, rồi cả lũ ngồi nhốn nháo xung quanh hò hét vang cả núi đồi, vui quá mà quên cả nhiệm vụlà đi làm. Tuy mệt, nhưng đối với tôi, đi làm không chỉ kiếm thêm thu nhập mà đó còn là trải nghiệm đểhiểu biết về công việc của các cô chú, mà nói đúng hơn là biết được sự vất vả của bố mẹ. Ngoài ra, còncho tôi cũng như các bạn biết được về cuộc sống thực sự, biết được ngoài xã hội còn những điều mớimẻ và lạ lẫm, học hỏi nhiều kinh nghiệm cho bản thân, để trau dồi kiến thức xã hội phục vụ cho mìnhsau khi ra trường sẽ không phải xa lạ với cuộc sống đời thường.Bên cạnh bạn bè thì thầy cô là người quan trọng, là những người lái đò đưa đến chúng tôi những kiếnthức chuyên ngành, hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên hết mình trong việc học tập. Ngoài những kiến thức vềchuyên môn thì thầy cô ở trường cũng mang đến cho chúng tôi những bài học quý giá. Nói tới đây, tôi lạinhớ về người thầy, người cho tôi một kỉ niệm khó phai. Đó là người thầy dạy tâm lý, thầy có dáng ngườimảnh nhưng rất phong độ. Lần đầu tiên, tôi thấy có người thầy đi dạy mà lại đến rất sớm, sớm hơn cảsinh viên rồi mở nhạc về quê hương đất nước, về tình cảm gia đình và chờ chúng tôi đến đông đủ rồimới dạy. Trong tất cả bài dạy của thầy tôi vẫn nhớ như in bài hát về mẹ, hình ảnh lưng mẹ được ví nhưvòng cung, nghĩa là năm nhất đại học thì lưng mẹ thẳng, đến năm thứ hai thì lưng mẹ cong một tí vànăm cuối của đại học thì lưng mẹ cong đi rất nhiều. Điều đó, không đơn thuần là thầy chỉ giảng cho tôivà các bạn hiểu về sự hi sinh của mẹ, mà vấn đề đặt ra là: Đừng hỏi mẹ đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi tađã làm gì cho mẹ. Với nhiều bạn luôn nghĩ rằng mình phải được cái này, cái kia, được mặc đẹp, ăn ngon
nhưng có ai biết được rằng bố mẹ đang ở nhà có được như mình hay không? Hay nhìn xa hơn nhữngmảnh đời còn cực khổ đến nỗi không có cơm ăn áo mặc, trong khi đó chúng ta lãng phí đua đòi theo xãhội, ăn chơi lãng phí. Đâu đây lời nói của thầy còn vang mãi bên tai tôi: “Đừng mua nữa, mẹ đang cònglưng ở nhà đấy” ! Vâng! Trước khi mua một thứ gi đó hãy nghĩ nó có khả dụng hay không?, có cần thiếtphải mua hay không?, bởi đó là số tiền mẹ phải rớt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới cóđược. Đúng thế! Giờ đã là năm cuối, sắp bước sang một cuộc đời mới, một tương lai mới, xa thầy cô, xabạn bè tôi mới càng thêm yêu quý tình cảm đó hơn. Những tình cảm mà thầy cô và các bạn dành cho tôitrong suốt thời gian qua, niềm vui nỗi buồn xen lẫn với nhau, Những kiến thức chuyên ngành và thựctiễn phối hợp với nhau để tôi biết được cái gì đáng học hỏi và nên vứt bỏ thói quen xấu trong cuộc sốnghằng ngày. Nó giúp tôi trưởng thành hơn, chính chắn hơn và biết tự lập để chuẩn bị hành trang bướcvào một cuộc đời mới.Quả thật những con người, bạn bè, thầy cô ở Ngôi trường Đà Lạt này là những người mang đến cho tôigiá trị của cuộc sống kể cả những lúc khó khăn nhất, đều đứng sau lưng động viên tinh thần cho tôi vượtqua. Nếu có quay ngược lại và cho tôi một lựa chọn nữa, tôi vẫn chọn ngôi trường này để theo đuổi ướcmơ, không hề hối hận khi trở thành sinh viên của trường Đại học Đà Lạt. Nếu sau này ra trường, maymắn có mỉm cười tôi sẽ ước kiếm được một việc làm tại thành phố sương mù này.Thời gian chẳng còn bao lâu nữa, rồi chúng tôi mỗi đứa mỗi nơi, rồi chia tay nhau xa trường, xa thầy côđể tìm cho mình một công việc, một bến đỗ riêng. Điều mà tất cả các bạn cũng như tôi mong muốn làcác bạn sẽ tìm được cho mình một lối đi khi đã tốt nghiệp cử nhân luật. Mong là những điều ấy sẽ thànhhiện thực.Tối sẽ rất nhớ, nhớ lắm về thời sinh viên, nhớ lắm thầy cô, bạn bè, mái trường nơi đây!“Còn đâu nữa thời sinh viên ấyKỷ niệm xưa giờ cũng chia xaTa tìm về nơi nắng chiều thuCó những lúc mình ta bước trên phốDấu chân buồn trên lối nhỏ thân thương.”

*
Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam 116 821 3

Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa In Offset Là Gì ? Vì Sao Hiện Nay Nên Chọn Kỹ Thuật In Offset

*
Kỹ năng mềm của sinh viên năm cuối tại Trường Đại học An Giang 10 604 1
*
Ý kiến phản hồi của sinh viên năm cuối khóa 61 hệ đại học chính quy trường đại học diirợc hà nội về khóa học 5 270 1
*
*
Những tác động của báo mạng điện tử đối với định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối 12 808 4
*
GÓC NHỎ tâm sự của sinh viên năm cuối 9 660 0
*
Nhu cầu học cao học của sinh viên năm cuối – một nghiên cứu trong sinh viên đại học bách khoa 15 957 6
*
Thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy của trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i (Tóm tắt, trích đoạn) 48 466 1
*
hThích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy của trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I 28 279 0
*
Thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất với nội quy của trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i 141 363 2